Bạn đang tìm nơi tải sách Tanya Chiến Ký 3 – The Finest Hour PDF miễn phí. Bạn đã tìm thấy thuviensach.org.
Dựa trên thông tin cập nhật tính đến ngày 22/12/2024, cuốn sách Tanya Chiến Ký 3 – The Finest Hour do tác giả Carlo Zen viết và được Thái Hà phát hành vào ngày 2022-01-01 00:00:00. Tanya Chiến Ký 3 – The Finest Hour nằm trong danh mục Sách văn học và được bán với giá 122.430 ₫.
Bạn đang xem: Tanya Chiến Ký 3 – The Finest Hour PDF
Thông tin về cuốn sách
✅ Tác giả | ⭐ Carlo Zen |
✅ Ngày xuất bản | ⭐ 2022-01-01 00:00:00 |
✅ Nhà xuất bản | ⭐ Thái Hà |
✅ Giá bán | ⭕ 122.430 ₫ |
Công ty phát hành | Thái Hà |
Ngày xuất bản | 2022-01-01 00:00:00 |
Kích thước | 13×19 |
Dịch Giả | Sinh tố dịch, Dương Gia Thịnh hiệu đính |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 488 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Hà Nội |
Tải sách Tanya Chiến Ký 3 – The Finest Hour PDF miễn phí
Bạn có thể tải xuống ebook Tanya Chiến Ký 3 – The Finest Hour PDF tại đây
Sức hút của sách Tanya Chiến Ký 3 – The Finest Hour
Quyển sách Tanya Chiến Ký 3 – The Finest Hour cuốn, với hơn . Tanya Chiến Ký 3 – The Finest Hour đang Đứng thứ 23 trong trong Top 1000 Light novel bán chạy tháng này. Sách đang được giảm giá -23%, từ 159.000 ₫ giảm còn 122.430 ₫. Hãy mua sách để ủng hộ tác giả nhé.
Hình ảnh bìa sách Tanya Chiến Ký 3 – The Finest Hour
Đang cập nhật thêm…
Về nội dung sách Tanya Chiến Ký 3 – The Finest Hour
[ThaiHaBooks] Hành trình tiến thân tại thế giới khác trong thân thể một bé gái của vị cựu trưởng phòng nhân sự lại tiếp tục.Bộ tổng tham mưu quân đội đế quốc, với đầu não là thiếu tướng tác chiến Ruderdorf và thiếu tướng hậu cầu Zettour, đã cho phát động kế hoạch rút lui quy mô lớn quân đội đế quốc tại chiến tuyến phía bắc. Một bản kế hoạch điên rồ, khiến tất cả những thành viên ban nội các của Đế quốc cảm thấy phẫn nộ, còn kẻ địch từ cộng hoà cho tới vương quốc Liên hiệp, đều cảm nhận được chiến tranh sắp kết thúc với phần thắng thuộc về mình. Bởi lẽ, khu công nghiệp phía Bắc đế quốc là một trong những công xưởng sản xuất khí tài quân sự phục vụ cho chiến tranh lớn nhất của Đế quốc. Mất đi tuyến hậu cần này, quân đội đế quốc sẽ không đủ khả năng tiếp tục chiến tranh nữa và buộc phải đầu hàng vô điều kiện.
Lẽ nào những vị tướng tài năng kia đã quá mệt mỏi với những cuộc chiến kéo dài và tình trạng trì trệ tới gần như bất động tại chiến tuyến Rhine, nên đã vạch ra một kế hoạch để bảo toàn lực lượng và gián tiếp tuyên bố đầu hàng cho quân Đế quốc? Hay đấy là con mồi béo bở nhằm che dấu những ý đồ đầy dã tâm chứa đựng trong những bộ não siêu việt kia, nhằm bẫy đối thủ vào một cuộc tổng phản công quy mô lớn?
Vượt qua được những khó khăn muôn trùng, thời khắc huy hoàng nhất sẽ tới! Tanya chiến ký 3 – The finest hour
Mục lục:
Chương I: Vừng ơi, mở ra
Chương II: Sự can thiệp quá muộn màng
Chương III: Phát động chiến dịch “thuyền lớn”
Chương IV: Cách tận dụng chiến thắng
Chương V: Giai đoạn đối nội
Chương VI: Chiến dịch phương nam
Phụ lục:
Lời tác giả
Thông tin tác giả:
Carlo Zen
Minh hoạ bìa: Shinobu Shinotsuki
Trích đoạn sách:
Một chiến dịch phải được phát động dựa trên mục đích và mục tiêu rõ ràng.
Về điểm này, bộ Tổng Tham mưu đã đánh giá kế hoạch tác chiến mang tên “Schrecken und Ehrfurcht” (khủng hoảng và kinh hoàng) do hai vị tướng Zettour và Rudersdorf soạn thảo là một hình mẫu tuyệt vời.
Mục đích của cuộc tác chiến rất đơn giản và rõ ràng.
Đó là, họ sẽ làm tê liệt “hệ thống chỉ huy” bằng cách “tấn công trực tiếp, tạo ra sự kinh hoàng cho Bộ chỉ huy phe địch”, giúp đánh bật bộ máy chỉ huy và cuối cùng “dẫn đến sự sụp đổ của phòng tuyến phe địch”. Một phương pháp vô cùng đơn giản.
Chỉ có như vậy. Họ chỉ tung ra một đơn vị để đạt được một mục tiêu duy nhất. Điều này cũng đơn giản giống như hai cộng hai bằng bốn vậy.
Mọi thứ đều rất hợp lý. Rõ ràng, một đội quân không có chỉ huy thì làm sao có thể chiến đấu được.
Nhưng, nếu chỉ đơn giản như thế thì ngay cả một sinh viên của học viện sĩ quan cũng có thể nắm bắt được mớ lý thuyết đó. Điểm mấu chốt của kế hoạch tác chiến này chính là: một phát đánh sập chức năng của cơ quan chỉ huy – nơi đóng vai trò tối quan trọng của một quân đội hiện đại.
Tuy nhiên, cũng vì lẽ đó, rất nhiều những nghi ngờ to lớn đã được đặt ra ngay từ đầu về khả năng thành công của nó.
Không cần phải nói, ai ai cũng biết rằng Bộ chỉ huy là nơi vô cùng quan trọng. Bất kỳ quân đội nước nào cũng đều sẽ đặt Bộ chỉ huy của mình ở một nơi cực kỳ an toàn để kẻ thù không chạm tới được.
Lẽ dĩ nhiên, Bộ chỉ huy chiến tuyến Rhine của quân đội Cộng hòa chắc chắn sẽ được phòng thủ vô cùng nghiêm ngặt. Điều này cũng đã được chứng minh thông qua thực tế rằng kha khá những đội trinh sát đặc nhiệm đã phải hy sinh.
Nếu không vượt qua được mạng lưới chiến đấu dày đặc của phe địch và lực lượng đánh chặn được triển khai xung quanh, thì khả năng thành công của kế hoạch là rất thấp. Nhưng hầu hết các sĩ quan tham mưu đã xem xét điều này đều nhận ra rằng: ngay cả khi họ tiến hành đột kích bất chấp thiệt hại thì để làm được điều này họ phải chuẩn bị tâm lý hy sinh cả một lữ đoàn ma pháp sư.
Vì thế, khi được thông báo về mục đích và phương pháp thực hiện tác chiến, gần như toàn bộ các sĩ quan tham mưu đều nhận định rằng kẻ đưa ra mệnh lệnh này hẳn là đầu óc không bình thường. Thậm chí có người còn phản đối ra mặt kế hoạch tác chiến điên khùng nhằm đẩy binh lính vào chỗ chết này.
Lẽ đương nhiên, những vị tham mưu theo đuổi chủ nghĩa hiện thực không lên tiếng phản đối gì về mục đích của cuộc tác chiến. Nếu có thể xông vào phòng tuyến của phe địch và tấn công dữ dội vào Bộ chỉ huy của chúng để từ đó phá hủy bộ máy chỉ huy, thì dù cho có phải trả giá bao nhiêu đi chăng nữa cũng không có gì phải hối tiếc. Dù cho có phải hy sinh bao nhiêu đi chăng nữa, kế hoạch này vẫn rất đáng để thực hiện.
Một cuộc phiêu lưu mạo hiểm bất chấp thiệt hại như vậy luôn tạo ra một sức hấp dẫn đối với bộ tham mưu, tuy nhiên khả năng thành công lại quá thấp đến nỗi khiến họ đành phải ngậm ngùi bác bỏ nó. Ở vị trí của họ, việc đánh cược binh lực quý giá của mình vào một trận chiến có tỉ lệ thành công thấp, chắc chắn là một điều vô cùng lãng phí.
Nếu thành quả nhận được to lớn thì dù phải trả giá bằng một vài sự hy sinh cũng không hề hấn gì. Đằng này, liệu họ có dám đánh cược vào một cuộc chiến mà kết quả nhận được không lấy gì làm xứng đáng không? Có gì chắc chắn nó sẽ góp phần khai thông cục diện chiến trường cơ chứ? Bởi thế, các sĩ quan cũng phải đành lòng mà đồng loạt thốt lên rằng: chẳng ích lợi gì đâu.
Trong lòng của rất nhiều nhân viên tham mưu quân đội Đế quốc đều đang thầm nghĩ ngợi rằng nếu có thể tấn công trực diện vào Bộ chỉ huy phe địch thì ngay từ đầu chiến tuyến Rhine đã chẳng lâm vào hoàn cảnh bế tắc như hiện nay.
Và vì thế, với cái bản kế hoạch hành động chẳng nhận được một đánh giá tích cực nào như vậy, đáng lý ra sẽ bị ném thẳng vào sọt rác và bị quên lãng. Nhưng khô điều trên chỉ xảy ra khi người phác thảo ra bản kế hoạch đó không phải là hai vị thiếu tướng Zettour và Rudersdorf.
Ban đầu, mọi người đều cảm thấy khó hiểu khi nhận ra rằng dường như hai vị tướng đầy quyền uy trong các trận chiến cơ động quy mô lớn đang đề xuất thực hiện nó như là một phần của hành động chiến thuật thực tế. Tuy nhiên, sau khi xem qua bản đề xuất kế hoạch một cách miễn cưỡng, họ lại nhận ra được giá trị của việc cân nhắc một cách nghiêm túc đề án thoạt nghe có vẻ điên khùng này.
Sau cùng, dù vẫn miễn cưỡ Đúng vậy, một cách miễn cưỡng, họ cũng phải thừa nhận sự thực rằng “Chiến dịch này có thể thực hiện được.”
Nếu binh sĩ được trang bị thiết bị hỗ trợ gia tốc có thể bay với vận tốc mà kẻ thù không thể truy đuổi được ở độ cao gần như không thể bị tấn công, thêm vào đó, những kẻ thực hiện là Không đoàn ma pháp sư số 203 trăm trận trăm thắng với sự dẫn dắt của thiếu tá Tanya Degurechaff – người ban đầu vốn được đặt cho một biệt danh đầy mỹ miều là “Bạc trắng” nhưng bởi nỗi sợ hãi mà cô ta gieo rắc, không biết tự khi nào, cái tên đó đã biến thành “Bạc gỉ”.
Chính tài liệu thể hiện thông số của thiết bị hỗ trợ gia tốc và thành tích đáng ngưỡng mộ của đội quân sẽ được phái cử này, đã ít nhiều tạo nên một sức hút đủ lớn để khiến đề án này được xem xét và nghị luận trên lý thuyết.
Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, dù mọi quân bài đã được trưng ra hết nhưng các sĩ quan tham mưu vẫn do dự.
Hai nhà chiến lược Zettour và Rudersdorf đã ẩn ý rằng tất cả những điều được thực hiện tại tác chiến “Schrecken und Ehrfurcht” (khủng hoảng và kinh hoàng) này đều là bước đệm cho một kế hoạch có quy mô to lớn hơn. Việc thành công của chiến dịch “Khủng hoảng và kinh hoàng” là điều kiện tiên quyết để chiến dịch “Mở khóa” sẽ gặt hái được một kết cục viên mãn. Nhưng chính lối lập luận như vậy đã gây ra nhiều tranh cãi gay gắt.
Mức độ của cuộc tranh luận không hề nhỏ. Dù thế nào đi chăng nữa, ngay khi cho rút lui khỏi chiến tuyến Rhine để đánh cược vào sự thành công của chiến dịch Mở khóa, bộ Tổng Tham mưu đã vượt qua lằn ranh mạo hiểm cho phép rồi. Họ đang đi đến bước được ăn cả, ngã về không. Cũng thật không dễ dàng gì cho bọn họ, khi cố gắng giữ bình tĩnh trước những lời chỉ trích về khả năng thành công của chiến dịch đậm tính đánh cược như thế này.
Sẽ vẫn còn khá nhẹ nhàng nếu chỉ mô tả cảnh tượng đang diễn ra bằng những từ ngữ như sau: “một loạt các phản đối nổ ra trong nội bộ, những cuộc tranh luận diễn ra sôi nổi cả trong và ngoài các phòng họp đã khiến bộ Tổng Tham mưu phân chia thành hai phe”. Bởi lẽ, trên thực tế, mọi thứ nghiêm trọng hơn rất nhiều khi các sĩ quan tóm lấy cổ áo nhau trong lúc nóng giận tột cùng và mạt sát nhau như thể không cần biết lý lẽ gì. Mọi thứ giống hệt một trận đấu vật. Cũng không khó quan sát được mức độ hỗn độn trong nội bộ bộ Tổng Tham mưu khi xuất hiện hàng tá sĩ quan đã tuyên bố “từ mặt nhau”. Tuy nhiên, cuối cùng, bộ Tổng Tham mưu vẫn đánh giá rằng kế hoạch “đánh thẳng vào Bộ chỉ huy phe địch” này là đầy triển vọng. Có lẽ, họ đã đi theo hướng suy nghĩ rằng dù cho không thể khiến kẻ thù bị đánh gục hoàn toàn nhưng việc tấn công trực tiếp như vậy cũng có thể gây ra xáo trộn không nhỏ ở hàng ngũ phe địch.
Cuộc tấn công một chiều có pha chút phi hiện thực này được thực hiện bởi một lực lượng không quân hùng mạnh, dù chỉ xảy ra một lần đi chăng nữa, sẽ là một vấn đề được quân đội Cộng hòa cân nhắc thường xuyên kể từ bây giờ. Điều này rất quan trọng. Vì lẽ, trong tình huống xấu nhất khi chiến dịch tấn công này thất bại thì kết quả như trên cũng có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến nước Cộng hòa.
Nói cách khác, dù chỉ một lần nhưng nếu như quân đội Đế quốc thực hiện chiến dịch săn đầu người này thì phe Cộng hòa sẽ phải trở nên cảnh giác hơn gấp bội. Và điều này cũng có nghĩa là bọn chúng sẽ phải bố trí nhiều hơn nữa sức mạnh chiến đấu quý giá của mình ở khu vực hậu phương để bảo vệ Bộ chỉ huy quan trọng ở Rhine.
Phân tích tình hình như vậy hoàn toàn hợp lý. Hơn nữa “có làm còn hơn không”, vì lẽ, như thế thì ít nhất họ cũng có thể cầm chân được không ít lực lượng chiến đấu của đối phương ở hậu phương.
Thêm vào đó, cũng đang có không ít sĩ quan tham mưu đang nghĩ thầm trong lòng mình rằng:
“Nếu là thiếu tá Degurechaff, có lẽ rằng cô ta còn có thể đem lại kết quả hơn cả kỳ vọng.”
Sự thật, không ai có thể phủ nhận rằng đây là một chiến dịch có nhiều rủi ro. Và nếu như không thực hiện một cách khéo léo thì toàn bộ lực lượng tinh nhuệ bách chiến bách thắng được tung vào chiến dịch này sẽ bị xóa sổ. Đây chính xác là một canh bạc lớn. Đương nhiên, trong trường hợp họ bị tiêu diệt, nỗi sợ hãi mà họ gieo rắc lên quân thù vẫn còn đó. Đó là điều có thể gặt hái đượ nhưng mà cái giá phải trả thì lại quá đắt.
Không chỉ vậy, Không đoàn ma pháp sư số 203 mà họ dự định sẽ sử dụng lại là một đội quân vô cùng giàu kinh nghiệm chiến đấu trên chiến trường thực tế. Họ là những chú hổ con không ai có thể thay thế được của bộ Tổng Tham mưu.
Không đoàn này, ban đầu được thành lập với mục đích thử nghiệm nhưng rồi những thành quả nơi chiến trường họ đạt được luôn vượt trên cả sự kỳ vọng, cứ thế, không biết từ khi nào họ đã trở thành “phương tiện làm việc” yêu thích của bộ Tổng Tham mưu. Cũng vì thế, không ai được phép phớt lờ đi những cống hiến quan trọng của họ, dù ở phương diện thực nghiệm những phương pháp chiến đấu mới, hay cả đánh giá binh khí mới.
Đây không phải là một binh đoàn có thể thay thế một sớm một chiều, nhưng đồng thời cũng chính bởi sự tinh nhuệ và ưu tú của họ mà chiến dịch này mới có khả năng thành công. Sự tiến thoái lưỡng nan này đã đẩy mọi thứ vào một tình huống giằng co. Cũng vì lẽ đó, bộ Tổng Tham mưu dù đang rất kỳ vọng nhưng lại lưỡng lự trước hai chiều hướng đối lập. Sau cùng, họ đã đi đến quyết định chỉ cử một phi đoàn ra trận. Đây là kết quả được đưa ra sau khi xem xét kỹ lưỡng đến sức mạnh chiến đấu có thể xuất đi lẫn số lượng quân được cho là cần thiết.
Và một khi lực lượng triển khai đã được xác định, quân đội Đế quốc, một cỗ máy chiến tranh tinh vi, sẽ bắt đầu phát huy hết khả năng của mình.
Vì vậy, họ đã chọn ra mười hai người của Không đoàn ma pháp sư số 203 để sử dụng “thiết bị hỗ trợ gia tốc” (tên gọi theo số hiệu là V-1) và thực hiện một cuộc công kích vào hậu phương của phe địch.
Những người tham chiến đã ngay lập tức nhận được bản tóm tắt về phương pháp sử dụng từ các kỹ sư trong khi được nghe trình bày về nhiệm vụ của từng người sẽ đảm nhận tại chiến trường phe địch. Công tác chuẩn bị được tiến hành một cách vô cùng nhanh chóng.
Tuy nhiên, cuộc diễn tập thực nghiệm mà thiếu tá (đồng thời cũng là chỉ huy) Degurechaff yêu cầu, đã bị hoãn lại do lo ngại về tính bảo mật. Đây là một quyết định được đưa ra trong tình huống bất khả kháng vì tính chất cuộc tấn công mang tính chiến lược, trong khi diễn tập lại khó tránh khỏi ánh mắt của bọn gián điệp. Xét từ quan điểm phản gián, yêu cầu diễn tập này đương nhiên sẽ không được chấp thuận.
Lẽ dĩ nhiên, triển khai thực tế mà không qua diễn tập sẽ phát sinh nhiều rủi ro. Đã có rất nhiều ý kiến về việc có quá nhiều yếu tố nguy hiểm được đệ trình lên bộ Tổng Tham mưu. Dù vậy, sự thành bại của chiến dịch này hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố bất ngờ. Cũng vì lẽ đó mà những ý kiến phản đối đã hoàn toàn bị bác bỏ. Về điểm này, thiếu tá Degurechaff, sau cùng cũng đành nhăn nhó và chấp nhận sự cần thiết của việc đề phòng khả năng rò rỉ cho gián điệp.
Tuy không thể được thực hành phóng đi nhưng họ đã thực hiện diễn tập thao tác điều khiển thiết bị thật trong nhà chứa máy bay. Thêm vào đó, thiếu tá Degurechaff cũng đã đưa ra yêu cầu rằng thiết bị hỗ trợ gia tốc phải được bảo trì một cách kỹ lưỡng.
Quy trình tác chiến cụ thể đã được xác lập, mục tiêu của kế hoạch tác chiến là tối thiểu phải giáng một đòn vào hệ thống chỉ huy của quân đội nước Cộng hòa và làm gián đoạn tạm thời khả năng liên lạc của bọn chúng. Ngay sau khi tấn công thẳng vào sở chỉ huy phe địch, đội quân chiến đấu sẽ di chuyển lên phía Bắc và được một tàu ngầm hoặc hạm đội của quân đồng minh đón.
Những cuộc thảo luận tại bộ Tổng Tham mưu cuối cùng đã đạt được thỏa thuận, nội dung đó cũng đã được truyền đạt đến đội quân với mật danh V-1. X-DAY cũng được xác định là ngày 25 tháng 5.
Đến tận hôm nay, các bạn vẫn có thể thấy được kết quả đáng kinh ngạc của nó. (Trích Lịch sử chiến tuyến Rhine, Quyển 3, Cục biên soạn lịch sử chiến tranh quân đội Vương quốc Liên hiệp.)
Công ty Cổ phần Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!Giá sản phẩm trên thuviensach.org đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..
Cách mua sách Tanya Chiến Ký 3 – The Finest Hour bản quyền
Quyển sách Tanya Chiến Ký 3 – The Finest Hour được bán với giá 122.430 ₫, mua với giá tốt nhất tháng 12/2024 tại đây
Tìm kiếm liên quan
Tải Tanya Chiến Ký 3 – The Finest Hour PDF
Tanya Chiến Ký 3 – The Finest Hour MOBI
Tanya Chiến Ký 3 – The Finest Hour Carlo Zen PDF
Tanya Chiến Ký 3 – The Finest Hour EPUB
Tanya Chiến Ký 3 – The Finest Hour full
Tanya Chiến Ký 3 – The Finest Hour đọc online