Review sách “Yêu một cô gái Việt” tác giả Travelling Kat

Chuyện hẹn hò Tây – Việt vốn là một chủ đề được bàn tán xôn xao đã từ rất lâu. Làm sao dung hòa được giữa hai cá tính đến từ hai nền văn hóa khác nhau và từ đó nảy sinh ra rất nhiều câu chuyện khó hiểu, buồn cười do khác nền văn hóa. Hãy cùng tìm hiểu câu chuyện hẹn hò của chàng Tây nàng Việt trong cuốn sách “Yêu một cô gái Việt” của tác giả Travelling Kat này nhé!

  • Tóm tắt & Review tản văn Thương Nhau Chung Một Mái Nhà
  • Review sách: 999 lá thư gửi cho chính mình – Miêu Công Tử
  • Review Lấy Tình Thâm Mà Đổi Đầu Bạc – Tác Giả Vãn Tình

Review sách “Yêu một cô gái Việt” tác giả Travelling Kat

Mua tại thuviensach.org Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

“Cuốn sách này dành tặng bạn,
một cô gái Việt nhỏ xinh…

Nếu bạn vô tình nhớ,

Tháng  2 năm 2012, tôi thực tập trong một hãng máy công nghiệp của Thụy Điển . Hàng ngày tôi làm công ty từ 7h sáng đến 5h chiều . Các buổi tối và cuối tuần, tôi viết luận văn.

“Cậu đang làm mất cuộc sống sinh viên tuyệt đẹp” , cô bạn thân lo lắng.

Thế rồi cô ấy gán tôi với số 5,, một anh chàng Thụy Điển . Một phần kế hoạch đó là dụ tôi đến sinh nhật số 5. Lách mình ra khỏi cuộc nói chuyện tẻ nhạt và bàn tay cố ôm lấy hông tôi của số 5 , tôi đi ra khỏi phòng khách vắng người , ngồi xuống sofa.

“Đây là lần cuối tôi đi một blind date thế này”, tôi ngán ngẩm nhắm mắt nghĩ.

Ai đó đang ngồi xuống gần tôi. Tôi cảm nhận được mà không cần mở mắt.

“Xin lỗi anh đang ngồi lên túi của tôi”, tôi nói nhã nhặn nhưng lạnh lùng.

Quay sang, tôi thấy một anh chàng cao lêu nghêu , khoảng mét chín , đứng bật dậy bối rối xin lỗi.

“Thế là anh có cớ nói chuyện với em”, sau này số 6 kể lại.

Tình cờ, anh làm việc tại chính công ty tôi đang thực tập.”

Review sách Yêu một cô gái Việt tác giả Travelling Kat


Buổi gặp gỡ này như một mối duyên cho cô nàng người Việt của chúng ta vậy, cô ấy khá đam mê công việc và học tập nên quên mất chuyện hẹn hò. Để giúp cuộc sống của cô ấy bớt tẻ nhạt, bạn, cô ấy đã sắp xếp cho cô ấy đến một buổi hẹn hò giấu mặt mà cô ấy không biết. Tình cờ, cô nàng lại gặp được chàng trai của mình ngay sau đó. Các bạn cùng theo dõi tiếp nhé.

“EM

28 tuổi,

Sinh ra và lớn lên cách Hồ Gươm một cây số, đêm nằm nghe tiếng xe tải nô nức qua cầu vào thành phố.

Bữa sáng điển hình là phở.

Đương nhiên mang họ Nguyễn.

Một cô gái Việt điển hình, không hay ho hơn, không cực đoan hơn trung bình.

ANH

31 tuổi

Sinh ra trong mo,ọt ngôi làng nhỏ, bên những ruộng lúa mì mênh mông.

Bữa tối bình thường có thể chỉ là miếng pho mai.

Đương nhiên là cao.

Một chàng trai châu Âu điển hình với quyết định không điển hình…”

2 người đến từ hai thế giới, hai nền văn hóa khác nhau Âu -Á tưởng chừng như không có mối liên quan gì đến nhau, thậm chí không có sở thích nào trùng nhau lại có thể yêu nhau và xảy ra những tình huống rất đáng yêu sau này. Đó là gì?

MỘT THỰC THỂ NHỎ XINH VÀ KHÁC BIỆT

Năm năm viết cho các tạp chí phụ nữ, bạn đọc tuổi từ 13 đến 30, tôi luôn tự tin rằng mình hiểu mình, hiểu phụ nữ…

Cho đến khi tôi gặp anh, một chàng trai Âu yêu một cô gái Á.

Tôi không biết mình có một đôi tay nhỏ, đôi chân nhỏ cho đến khi xỏ thử đôi giày của anh. Tôi không biết rằng mình có mái tóc đen dài , cái mũi tẹt hay làn da dễ bắt nắng mơ ước của các bạn châu Âu cho đến khi gặp anh.

Tóm lại là, tôi không biết mình là một thực thể nhỏ xinh nhưng khác biệt.

Và muôn vàn điều kỳ lạ về chính tôi nữa nhưng tôi không hề nhận ra… Vì tôi sống chung với những điều kỳ lạ ấy  hàng ngày, tôi thấy những điều kỳ lạ đó ở mẹ, ở các chị và các cô bạn thân của tôi. Với chúng ta, sự kỳ lạ đó bình thường đến nỗi chúng ta không nhận ra và trân trọng.

Hơn 25 tuổi, như tất cả các cô gái cùng tuổi, lúc này hay lúc khác, tôi vẫn loay hoay với những câu hỏi cuộc đời:

– Vì sao tôi độc thân dù rất nhiều chàng trai chú ý đến tôi trong các bữa tiệc?

– Vì sao tôi luôn mệt nhọc với bài toán giục cưới, giục có con của bố mẹ , của họ hàng, của cô trưởng phòng tổ chức , của chú phó phòng bảo vệ ở cơ quan tôi?

– Vì sao tôi rõ đảm đang trong mắt lũ bạn nhưng lại là kẻ vô dụng mỗi khi nhà có đám, có khách?

Nhưng cách tôi nửa vòng trái đất, có một người lại hỏi tôi những câu hỏi đơn giản gấp ngàn lần

– Vì sao em dùng đũa để nấu ăn?

– Vì sao em dùng kéo để cắt thức ăn?

– Vì sao em không thích tắm nắng?

– Vì sao em thích bánh chesse cake mà em lại từ chối khi anh mời em?

– Vì sao em không bao giờ nói “Con yêu bố” với bố em?

– Vì sao em nói em ghét anh dù em yêu anh bỏ xừ….”

Khi cô gái đó sống ở Việt Nam thì cô cũng như bao người con gái khác, chưa nhận ra giá trị của mình vì mình với những người con gái khác có gì khác nhau đâu. Tuy nhiên , khi sang nước ngoài, cô thực sự là một thực thể nhỏ xinh không lẫn với ai được. Từ dáng người, bàn tay, chân , ngũ quan và cả làn da khiến nhiều người ước ao… Có thể là do hình thể các khu vực khác nhau, do sự khác biệt văn hóa , văn hóa mà cô đã sống bao lâu nay đã trở thành điều thu hút đối với người đàn ông phương Tây này. Nói theo một cách khác thì, đối với thế giới em không là ai cả, nhưng đối với anh, em là cả thế giới.

CHƯƠNG I : ANH + EM

“Anh và Em là phép toán không có một kết quả nhất định:
Anh + Em = Tình Yêu
Anh + Em = Một bàn ăn đa văn hóa
Anh + Em = Một cuốn từ điển Tiếng Anh chưa chính thức
… và muôn vàn kết quả bất ngờ khác.”

Yes No No Yes

Yes và No tưởng đơn giản thế thôi mà hóa ra phức tạp ra phết . Và tất cả điều này từ văn hóa mà ra. Một ngày, trước khi đi làm, anh hỏi tôi:

– Trưa anh qua ăn trưa với em nhé!

– Nhưng có mỗi một tiếng nghỉ trưa thôi mà. (No)

– Thì ăn ở luôn căng – tin phòng em.

– Thôi, anh lại mất công lái xe qua (No)

– Thế em không thích ăn trưa với anh à?

– Có chứ ạ (Yes)

– Anh nhận ra em luôn nói hai lần “No” trước khi nói “Yes” trước bất kỳ đề nghị chăm sóc nào của anh . – Anh bỗng đưa ra một kết luận có tính giật mình.

Ừ nhỉ, tôi công nhận. Một cách vô thức, tôi và nhiều cô gái Á được dạy rằng nên ngần ngại một chút  trước khi nhận bất cứ điều gì từ ai, kể cả người yêu: thử món ăn cùng anh ấy, dùng khăn quàng của anh ấy  cho khỏi lạnh hay kể cả mở lời yêu. Chúng ta từ chối để chờ đợi người kia thuyết phục, để chúng ta thấy sự chân tình trong lời mời  của người đó và – nói thẳng ra là – để chúng ta kiêu một chút. Nhưng người châu Âu, trong trường hơp này lại có suy nghĩ khác hẳn.

Anh kể với tôi rằng trong những cuộc hẹn đầu tiên, anh mấy lần bị bẽ bàng khi mời hay gợi ý rủ tôi làm gì đó.”

Qủa thực nhiều cô gái hay được dạy rằng nên từ chối một chút trước khi nói đồng ý, điều đó thể hiện người ta có ý thật lòng hay không, đồng thời cũng thể hiện mình kiêu một chút, không dễ dàng nhận lời trong mắt đối phương. Hay nôm na có một câu như thế này : Con gái nói không là có.

Review sách Yêu một cô gái Việt tác giả Travelling Kat

Á -ÂU QUÀ CÁP LUẬT 

Do một số ngày của Việt Nam thì châu Âu lại không có nên trong bài này cô gái đã nói rõ những ngày như ngày Phụ nữ Việt Nam… có truyền thống tặng quà cho phái nữ.

Cô và bạn trai đã soạn ra một wishlish quy tắc tặng quà rất hay, một số điều bạn có thể tham khảo

“Điều 3 : Qùa gì cũng là quà, phải được trân trọng

Bạn sẽ bất ngờ khi mở quà của chúng tôi

Sau chuyến roadtrip ở Mỹ về, anh tha lôi đủ thứ và gọi là quà cho tôi: cục đá ở Grand Canyon; cái bút chì lúc nóng sẽ chuyển màu đỏ, lúc lạnh thì chuyển xanh; móc chìa khóa có tên tôi nhấp nháy đèn led mua kỷ niệm Las Vegas; một bức ản con sóc trông mặt giống tôi khi ăn ngô, một loại thuốc gì đó thơm thơm của thổ dân….

Tóm lại là, tất cả các món quà đều có quyền bình đẳng , có quyền được dùng và có quyền làm tôi hạnh phúc.”

Dù cho là Á hay Âu thì những món quà người mình yêu nên được trân trọng, bất kể nó xấu /đẹp, mình thích hay không, dù sao đó cũng là tâm ý của người yêu dành cho mình. Họ đã vất vả chọn quà vì mình, nếu không thích, bạn có thể góp ý khéo léo để lần sau họ sẽ chọn quà sao cho vừa ý bạn.

ĂN, GYM VÀ YÊU

Đồ ăn Việt Nam – đồ ăn healthy nhất thế giới

“Trước khi biết tôi, anh không có khái niệm đồ ăn  Việt Năm. Anh chỉ biết đồ ăn Á trong các tiệm nửa tàu nửa Thái hay trên các phim tài liệu du lịch . Từ khi yêu tôi và thử đồ ăn Việt, anh bỏ cả bánh mì để trở thành đại sứ thiện chí của bánh xèo, phở cuốn, bánh tráng cuốn, bánh cuốn , lẩu , bún nem, bún chả… Mỗi khi có bạn bè đến nhà thì anh chính là người dạy họ cách ăn và giải thích rằng các món ăn này tốt cho sức khỏe , thanh mát, nhẹ nhàng.

Anh cũng cứ ấn tượng mãi về Việt Nam, mẹ tôi thường chuẩn bị một khay rau sống thật to ở giữa bàn dù chúng tôi dùng món ăn gì . Hay anh thích mê món rau củ luộc của mẹ nên về Thụy Điển, chúng tôi tạm biệt các loại rau xào (wok) chỉ để ăn rau củ luộc và rau sống.

Một hôm, anh tìm được một bài báo viết rằng đồ ăn Việt Nam là đồ ăn lý tưởng cho lối sống healthy . Anh vô cùng tâm đắc và sung sướng như tìm ra châu Mỹ : ” Người Việt sướng thật, món ăn healthy thế này, ăn hoài, chả cần tập cũng chả bao giờ béo.”

6h30 sáng: Gym chỉ dành cho hai người.

Chúng tôi làm cùng một công ty. giờ làm việc bắt đầu từ 7h30 sáng đến 4h15 chiều nhưng chúng tôi đều là những kẻ nghiện việc nên không ai chịu đứng lên khỏi máy tính trước 6h. Điều đó cũng có nghĩa là tôi sẽ có nghìn lý do để trốn gym sau giờ làm việc.

Anh nghĩ ra giải pháp: Đi gym trước giờ làm việc, từ 6h30 đến 7h30. Chúng tôi sẽ đến công ty muộn một chút và ở lại bao lâu tùy ý. giải pháp này ban đầu nghe không khác gì ác mộng với tôi: 6h sáng, chuông báo thức, chúng tôi thức dậy, vệ sinh cá nhân nhưng không tắm hay trang điểm và mặc quần áo công sở đi làm. Thay vào đó, chúng tôi thay đồ tập  và đi thẳng đến phòng tập (có hôm còn chưa mở cửa)

Còn những thực đơn low carb và chế độ ăn ít tinh bột, tập luyện thể lực, đi ra ngoài,…. từ khi yêu anh đã khiến cô thay đổi và ngày càng biết đến, tập những môn thể thao có lợi cho sức khỏe. Hoạt động thể dục thể thao, gym mới chỉ được chú trọng gần đây tại Việt Nam nhưng tại nước ngoài, đi đôi với học tập, lao động là hoạt động thể dục , thể thao nâng cao sức khỏe, hoạt động ngoài trời. Bởi vì cơ thể có khỏe mạnh mới có sức khỏe để học tập và làm việc, ngoài ra còn giúp cơ thể thon gọn, nhanh nhẹn hơn nữa,

Yêu nhàu mà tạo được những thói quen tốt, đẹp hơn, khỏe hơn thì chẳng phái rất tuyệt hay sao?

Review sách Yêu một cô gái Việt tác giả Travelling Kat

Mua tại thuviensach.org Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

CHƯƠNG 2: ANH + EM  + (Rất) nhiều người khác.

Anh + em + mẹ anh

Vì sao

mẹ chồng Tây nào cũng tốt?

Ngày giáng sinh, tôi nằm trên sofa trong tiêng nhạc Thánh ca, thấy lòng rạo rực, ấm áp liền post 1 status

“Anh đang trang hoàng cây giáng sinh, tiếng nhạc thánh ca êm dịu ,mùi thức ăn mẹ anh đang nấu lan ra ấm cả căn nhà.’ (Nôm na là thế) Mười comment tôi nhận được, đến tám là “Sướng thế, không phải làm gì à? Hai cái còn lại nói thẳng “Cô mà ở Việt Nam thì cong mông lên nấu cỗ!”

Chuyện đó làm tôi bắt đầu quan sát, mẹ anh – người anh “khuyến mại thêm ” cho tôi trong tình yêu này có điều gì khác với những mẹ chồng Việt Nam của bạn bè tôi. Và vì sao mẹ, và gần như 100% các bà mẹ chồng Tây khác đều tuyệt vời với những cô con dâu Việt?

Mẹ xin lỗi, các con không phải điều mẹ quan tâm nhất.

Đây chính là điều khác biệt cơ bản nhất của phần lớn mẹ chồng Tây với các bà mẹ Việt

Khi con còn nhỏ, họ yêu thương, chăm sóc con không khác bất kì bà mẹ Việt nào. Họ bớt giờ làm , nghỉ thai sản dài hơn, bỏ tụ tập bạn bè hay không lên mạng sau giờ làm để có thời gian chơi, học cùng con. Họ có những ngày nghỉ làm để đến học, chơi cùng con trong trường mẫu giáo…

Nhưng khi con 18 tuổi, bắt đầu khoảng thời gian tự lập, họ tìm lại các thú vui của riêng mình: tập thể thao, tham gia các câu lạc bộ văn hóa, làm việc thiện, có người viết sách, trồng hoa, có người thậm chí còn làm thêm hay đổi việc vì lúc này, họ cho rằng họ sẵn sàng  với các công việc đòi hỏi nhiều thời gian, công sức hơn. ..Họ, cùng với những người cha , cũng bắt đầu tận hưởng thời gian lãng mạn chỉ hai người bên nhau. Nói một cách thằng thắn , lúc này, con cái đã trưởng thành không còn là điều quan trọng số 1 của họ.”

Mẹ chồng Tây và mẹ chồng Việt có sự khác biệt trong cách đối xử với con dâu khá lớn. Ở Tây khi trẻ em còn nhỏ thì được bố mẹ chăm sóc, nâng niu, khi con cái lớn, 18 tuổi rồi là đã trưởng thành, đã tự lập, bố mẹ sẽ không còn coi con cái là ưu tiên số 1. Khi con cái lấy vợ, lấy chồng thì thường hay ở riêng chứ ít khi ở chung, vì họ quan niệm mỗi người có quyền riêng tư, các thế hệ nên sống riêng và tôn trọng không gian riêng tư của nhau. Con cái có thể thỉnh thoảng về thăm hoặc hỏi thăm cha mẹ, cha mẹ không chỉ vì con cái mà khi ra họ con sống vì mình, sống cho mình nữa.

Anh + Em + Bố em

Việt Nam cái gì cũng dễ thương, còn bố cô ấy thì

“Anh kể lại câu chuyện đầy kịch tính với hội bạn, những anh chàng mũi lõ cao lênh khênh như anh, sau chuyến đi Việt Nam.

“Mẹ cô ấy đáng yêu, gia đình đáng yêu, đồ ăn ngon tuyệt, vịnh Hạ Long tuyệt đẹp… À, nhưng có điều bọn tớ phải ngủ riêng.

Hả? Cả hội trợn tròn mắt

Thì bố cô ấy cấm ngủ chung khi chưa kết hôn,. Nghe bảo văn hóa thế. Chưa hết đâu, tớ còn phải xin phép bố cô ấy cho chúng tớ sống chung.

Hả? Ông ấy nói gì?

Chả nói gì cả! Chỉ bảo “Thôi được rồi, giờ chúng ta đi ăn cơm!” Bố cô ấy đưa cho chúng tớ một lon bia.

Hả?

Lũ bạn ngẩn tò te chả hiểu gì

và họ rất giống nhau

Khi trở về Thụy Điển , cô vẫn tưởng anh sẽ hiểu lầm bố cô nhưng trong một lần anh tâm sự với bạn:

“Bố cô ấy nghĩ nhiều hơn những điều ông ấy nói ra. Ông ấy trầm tính và có khả năng phân tích cao…
như một người đàn ông thực thụ. Ông ấy vẫn yêu con gái mình. Cô ấy là kho báu của ông!” Anh nói với vẻ mặt nghiêm túc , khác hẳn với cách anh đùa cùng mấy người bạn như tôi kể ở phần đầu bài viết.

Tôi mỉm cười hạnh phúc: Anh tôn trọng ông, trân trọng tôi và quan trọng là , cả hai người đều đang yêu tôi với cả trái tim mình.”

Khác với những bà mẹ dễ gần , nhưng ông bố luôn trầm lặng và khi một người con trai đến muốn đặt vấn đề ra mắt. cưới xin gì đó đối với con gái của họ. Họ sẽ dò xét, để ý xem cậu ta có phải người tốt hay không. Kể cả khi đồng ý , thái độn của họ cũng rất ý nhị, từ tốn chứ không vội vàng cởi mở ngay. Cha luôn yêu con gái với một tình yêu thầm lặng, bao bọc và bảo vệ. Và cả hai người đàn ông trong câu chuyện này đều yêu cô gái và muốn danh điều tốt đẹp nhất cho cô.

Review sách Yêu một cô gái Việt tác giả Travelling Kat

Mua tại thuviensach.org Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Với những mẩu chuyện, những tips ứng xử, những cách ăn uống, phát triển mối quan hệ , cách nói về tiền bạc rồi những quy tắc hẹn hò …. sẽ xuất hiện trong cuốn sách này sẽ khiến bạn khám phá chuyện hẹn hò TÂY – VIỆT dễ thương nhưng cũng thật chân thực , đời thường xung quanh cuốn sách này.

Mời các bạn tìm đọc!

Cập nhật lúc 18:35 - 29/12/2024
Sách cùng chủ đề

Bình luận